Agri Net Zero Expo 2024

Thông báo sau

Thông báo sau

Tổng Quan Về Ngành Chăn Nuôi Lợn Của Việt Nam Giai Đoạn 2019-2022 (P1): Tăng Trưởng Đàn Và Sản Lượng Thịt

  • Home
  • Uncategorized
  • Tổng Quan Về Ngành Chăn Nuôi Lợn Của Việt Nam Giai Đoạn 2019-2022 (P1): Tăng Trưởng Đàn Và Sản Lượng Thịt

Share

RELATED POSTS

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi lợn của Việt Nam được xác định là ngành chủ lực, quan trọng đã và đang chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn.

1.1 Tăng trưởng đàn lợn

Từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp nay Việt Nam đã được biết đến là một quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 về đầu con, thứ 6 về sản lượng thịt so với thế giới (năm 2022). Trong thời gian qua, tăng trưởng đàn lợn của Việt Nam có sự biến động lớn về tổng đàn và sản lượng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2019 – 2022, đàn lợn (không bao gồm lợn con theo mẹ) mặc dù giảm do ảnh hưởng của Dịch tả lợn châu Phi nhưng đã dần khôi phục lại như thời điểm trước dịch [1].

Bảng 1: Cơ cấu đàn lợn giai đoạn 2019-2022

Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021 2022 Tăng BQ giai đoạn (%)
Tổng đàn (không tính lợn con theo mẹ) 1.000 con 20.208 22.028 23.202 24.685 5,54
Tăng/giảm %   9,0 5,3 6,4
Đàn nái 1.000 con 2.636 3.026 3.047 3.033 3,77
Tăng/giảm %   14,8 0,7 -0,5
Trong đó: Nái cụ kỵ, ông bà 1.000 con 109 121 135 137 2,7
Tăng/giảm % -9,2 11,0 11,6 1,5
Số lợn thịt xuất chuồng 1.000 con 48.163 46.346 47.875 50.657 1,29
Tăng/giảm %   -3,8 3,3 5,8
Lượng thịt hơi xuất chuồng 1.000 tấn 4.105 4.037 4.236 4.521 2.53
Tăng/giảm %   -1.7 4.9 6.7

(Nguồn Cục Chăn nuôi tổng hợp – Tổng cục Thống kê)

Hình 1. Đồ thị tốc độ tăng trưởng đàn lợn qua các tháng các năm 2022-2023 so với cùng kỳ năm trước (ĐVT % – Nguồn Tổng cục Thống kê)
Hình 1. Đồ thị tốc độ tăng trưởng đàn lợn qua các tháng các năm 2022-2023 so với cùng kỳ năm trước (ĐVT % – Nguồn Tổng cục Thống kê)

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2023 tăng khoảng 2,5% so với cùng thời điểm năm 2022.  Tốc độ tăng trưởng đàn lợn các tháng năm 2023 thấp hơn năm 2022 ở cùng thời điểm (Hình 1).

Năm 2022, tổng đàn lợn vùng Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước tăng ~14%, tiếp đến là ĐBSCL ~10%, Tây Nguyên ~9%. Đồng bằng Sông Hồng gần như giữ nguyên số lượng đàn lợn so với năm 2021 khi chỉ tăng ~0,5%.

Bảng 2. Cơ cấu đàn lợn theo các vùng sinh thái

Vùng 2021 2022 SS 2022/2021 

(%)

Số lượng
(triệu con)
% Số lượng
(triệu con)
%
ĐBSH 4.79 20.6 4.81 20.7 0.47
TDMNPB 5.52 23.8 5.74 24.7 3.93
BTB&DHMT 4.64 20.0 4.90 21.1 5.68
Tây Nguyên 1.91 8.2 2.08 9.0 8.94
ĐNB 4.26 18.4 4.86 21.0 14.10
ĐBSCL 2.08 9.0 2.29 9.9 9.96
Cả nước 23.20  100 24.68  100 6.39

(Nguồn Tổng cục Thống kê)

Chăn nuôi lợn tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (chiếm khoảng 23,2-23,8%), tiếp đó là vùng Đồng bằng Sông Hồng (19,5-20,6%), những năm gần đây, vùng Đông Nam Bộ đang phát triển chăn nuôi lợn với tỷ trọng chiếm khoảng 20%.

Hình 2. Đồ thị cơ cấu đàn lợn thịt phân theo vùng sinh thái năm 2021-2022 (ĐVT % – Nguồn Tổng cục Thống kê)
Hình 2. Đồ thị cơ cấu đàn lợn thịt phân theo vùng sinh thái năm 2021-2022 (ĐVT % – Nguồn Tổng cục Thống kê)

Một số địa phương phát triển chăn nuôi lợn tốt trong những năm gần đây là Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang, Thanh Hóa…

1.2 Sản lượng thịt

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020-2023, cơ cấu đàn vật nuôi của nước ta như sau: chăn nuôi lợn chiếm 60-64%; gia cầm 28-29% (trong đó, gà lông màu 11%, gà trắng 11%, ngan, vịt 7%) còn lại là trâu, bò, dê, cừu (chiếm 9%). Trong khi, cơ cấu sản lượng thịt thế giới năm 2022, thịt lợn chiếm 41%, thịt gia cầm 37% và thịt trâu, bò (22%). Như vậy, cơ cấu thịt lợn của Việt Nam cao hơn trung bình chung của thế giới khoảng 20%.

Hình 3. Đồ thị cơ cấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng theo từng đối tượng vật nuôi năm 2022 (ĐVT % – Nguồn Tổng cục Thống kê)
Hình 3. Đồ thị cơ cấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng theo từng đối tượng vật nuôi năm 2022 (ĐVT % – Nguồn Tổng cục Thống kê)
Hình 4. Đồ thị diễn biến sản lượng thịt lợn hơi và gia cầm hơi xuất chuồng giai đoạn 2018-2022 (ĐVT nghìn tấn – Nguồn Tổng cục Thống kê)
Hình 4. Đồ thị diễn biến sản lượng thịt lợn hơi và gia cầm hơi xuất chuồng giai đoạn 2018-2022 (ĐVT nghìn tấn – Nguồn Tổng cục Thống kê)

Tổng số lợn thịt xuất chuồng đạt ~48,2 triệu con năm 2019 và tiếp tục giảm ~3,8% xuống còn ~46,3 triệu con năm 2020; sau đó tăng trở lại trong các năm 2021, 2022 tương ứng là ~47,9 triệu con (~3,3%) và ~50,7 triệu con (~5,8%). Tính chung giai đoạn từ 2019 đến 2022 tổng số lợn thịt xuất chuồng tăng trưởng bình quân/năm là ~1,3%.

Do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2019 chỉ đạt ~4,1 triệu tấn và tiếp tục giảm ~1,7% so với năm 2019 trong năm 2020 xuống còn ~4,04 triệu tấn; tăng trưởng trở lại trong năm 2021 và 2022 tương ứng đạt ~4,2 triệu tấn (tăng ~4,9 % so với năm 2020), đạt ~4,5 triệu tấn năm 2022 (~tăng 6,7% so với năm 2021).

Trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 2,3 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022 (riêng quý II/2023 đạt 1,1 triệu tấn giảm 4,9% so với quý I/2023 nhưng tăng 5,4% so với quý II/2022 – theo Tổng cục Thống kê).

Nguồn: Tài liệu “Hội nghị Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn và giải pháp phát triển bền vững trong tình hình mới” của Cục Chăn nuôi.

[1] Do ảnh hưởng của Dịch tả lợn châu Phi, đàn lợn giảm xuống mức thấp nhất ~20,2 triệu con năm 2019 và bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 2020 và đạt ~24,7 triệu con vào năm 2022 (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2022 đạt ~5,6%).

RELATED POSTS